Common Sense

Một số từ tiếng Tây khi nói bồi dùng rất nhiều nhưng ai đó bảo dịch ra tiếng Việt thì mình chưa chắc đã dịch được ra ngay. "Common sense" thuộc kiểu vậy. Lâu nay vẫn nghĩ sẽ cố lục xem từ này cắt nghĩa ra thế nào thì hợp lý.

Lục trên Internet một tí, hóa ra quả này khó dịch thật. Bác Nguyễn Xuân Long cắt nghĩa "common sense là …  common sense" (he he, mình nhiều lúc cũng trả lời rứa). "Đó là những mớ kiến thức căn bản thông thường trong cuộc sống, cần thiết cho sự sinh tồn và giao tiếp".

Các bạn trên Wiktionary dịch ra là "lẽ thường" nghe cũng hay nhưng có lẽ chưa đủ. Trên Wikipedia cũng có 1 bài về "common sense" nhưng mới chỉ có tiếng Tây, chưa có tiếng ta. Theo đó, "common sense" hàm ý bao gồm những gì đa số mọi người nhất trí là đúng hoặc sai theo "cảm giác" tự nhiên. "Common sense" tương ứng với những kiến thức, kinh nghiệm mà đa số mọi người được cho là phải có.

Theo định nghĩa kiểu từ điển thì "common sense" là "tri giác tốt" (good sense) và suy xét đúng đắn của mỗi cá nhân đối với những vấn đề thực tiễn. Nó không liên quan gì đến việc những người khác nghĩ gì hay cảm thấy như thế nào.

Ai dà, nói chung là vẫn hơi mông lung tí. Nhưng mà, khi ai đó được khen là "good common sense" thì có thể hiểu là người đó có hành xử, suy nghĩ tinh tế, đúng đắn, hợp lẽ. Còn bị chê là "no common sense" hoặc "having common sense problems" thì kẻ bị chê hẳn là vô duyên, có vấn đề về tư duy thông thường, hay quá ngố dưới mức bình thường. Kiểu đi đám ma mà cười nói tô hô chẳng hạn. Hoặc tự nhiên đi cãi nhau chuyện mặt trời mọc ở đằng đông. 

Theo mình, có "common sense" phổ quát và "common sense" khu biệt. Phổ quát theo nghĩa ai ai cũng phải có: vui thì cười, buồn thì méo xệ. Khu biệt nghĩa là các "chuẩn mực" hiểu biết, kinh nghiệm, hành vi phải có trong một nhóm nhất định – những "common sense" này có thể chỉ có ý nghĩa trong nhóm đó, khi ra khỏi phạm vi nhóm có khi thành "nonsense". Ví dụ như trong một tổ chức bảo vệ môi trường chẳng hạn, nếu có cô/chú nhân viên nào đó đưa ý tưởng nhập rác thải điện tử từ nước ngoài  về bán để tạo nguồn thu cho cơ quan thì rõ là "having no common sense".

Bệnh "thiếu common sense" viết ra thì tưởng bệnh Tây. Dưng mà mình gặp ở người Việt hơi bị nhiều.

Nouveau riche

Nghe nhiều đến "nouveau riche", "nouvo riche", "trung lưu mới nổi", … nhưng gần đây mình càng mục kích sở thị nhiều hơn. Việt Nam đang phát triển, nhiều người đang giàu lên nhanh chóng. Nhóm người "nouveau riche" ngày càng nhiều và đang trở thành một hiện tượng xã hội.

Định nghĩa trên Wikipedia: "Nouveau riche (French for "new rich"), or new money, refers to a person who has acquired considerable wealth within his or her generation. This term is generally to emphasize that the individual was previously part of a lower socioeconomic rank, and that such wealth has provided the means for the acquisition of goods or luxuries that were previously unobtainable. The term can also be used in a derogatory fashion, for the purposes of social class distinction, to describe persons with newfound wealth as lacking the experience or finesse to use wealth in the same manner as old money—persons from families who have been wealthy for multiple generations."

Định nghĩa của Urban Dictionary: "People who have suddenly got rich and therefore lack class. People now rich, but lacking in family background and aristocratic wealth."

Dịch theo nghĩa thì có lẽ là "trọc phú mới nổi", với các đặc điểm:

  • Mới giàu lên nhanh chóng
  • Từ tầng lớp có điều kiện kinh tế – xã hội thấp hơn đi lên nhờ tiền
  • Sử dụng sự giàu có để đáp ứng cơn khát nhu cầu vật chất mà trước đây không có được
  • Thiếu nền tảng gia đình, văn hóa, thậm chí giáo dục tương xứng với "tầng lớp" mới được nâng cấp.

Nouveau riche hoàn toàn khác với khái niệm "trung lưu mới nổi" (emerging middle-class) ở phần chất. Nghĩa là có vỏ nhưng thiếu mất ruột!

Ngu đầu năm

Đầu năm mới đã ngu rồi. Hu hu …

Ngu 1: Quên renew tên miền cho blog. Mấy hôm đi chơi về mới ngớ ra. Bài học rút ra là không nên đăng ký tên miền website vào mấy dịp lễ Tết, đến hạn vào lúc chơi bời dễ quên!

Ngu 2: Quên funding cho credit card. Đến lúc dùng để renew tên miền thì hết bố nó tiền. Lại phải mất thời gian đi nộp tiền.

Hy vọng đầu năm ngu hết cho cả năm rồi!

Hàng xóm mất gà

Hình như trong xóm có người mất gà. Hình trên là minh họa hai con gà có thể bị mất chứ không phải hai ông hàng xóm cãi nhau dưới đây.


Ông Một:

Ông Hai:

Há há … bà con ở ngoài không biết cụ tỉ là ông nào mất gà. Gà trống hay gà mái. To hay nhỏ. Tóm lại là có hai ông la mất gà!

Zai đẹp

Bà con toàn đi ngắm ảnh gái đẹp – thật là bất công bằng! Đã thế show hàng zai đẹp cho biết tay. He he … đố bà con biết ai là ai?

Zai trẻ này nhìn góc cạnh chưa?

Zai trẻ này nhìn góc cạnh chưa?

Zai này mới cải lão hoàn đồng. Các em nhìn chắc chắn ngất ngây!!!

Zai này mới cải lão hoàn đồng. Các em nhìn chắc chắn ngất ngây!!!

Zai này sau một biến cố đã thay đổi 100% và lên báo lăng xê!

Zai này sau một biến cố đã thay đổi 100% và lên báo lăng xê!

Zai này nổi tiếng đến độ Obama cũng phải ngưỡng mộ!

Zai này nổi tiếng đến độ Obama cũng phải ngưỡng mộ!

Nghe bảo tạp chí này xuất bản ở Úc-đại-lợi.

Nghe bảo tạp chí này xuất bản ở Úc-đại-lợi.

Ha ha ... zai này nghe bảo có hẹn hò với Angelina Jolie

Ha ha ... zai này nghe bảo có hẹn hò với Angelina Jolie

Tạm thế đã nhé! Hôm sau sẽ bổ sung series ảnh gái hot + sexy vô đối lên!

30 năm và 4000 năm

Hôm nay, 17/2/2009, là ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc. Khi cuộc chiến tranh này nổ ra, mình còn tí xíu nên chưa biết gì. Với những người trẻ như mình, sự kiện này là một mốc lịch sử nữa trong cuộc trường kỳ chống ngoại xâm suốt 4000 năm qua của dân tộc Việt. Những chiến thắng hào hùng luôn đi cùng những đau thương, hy sinh, mất mát. Xin nghiêng mình trước những người đã ngã xuống để giữ từng tấc đất quê hương!

Ảnh: Tuổi Trẻ

Dưới đây là lượm lặt một số thông tin và bài viết về cuộc chiến vệ quốc này trên Internet.

Chiến tranh biên giới Việt – Trung trên Wikipedia
http://tinyurl.com/biengioi1979

Biên giới tháng Hai – Bài trên blog của nhà báo Huy Đức
http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4?p=7655

Cuộc chiến 1979 và Hoàng Sa – Blog Huy Đức
http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4?p=7768

Chiến tranh biên giới phía Bắc – Thông tin trên Diễn đàn Quân sử Việt Nam
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1209.0

Hình ảnh cuộc Chiến tranh Biên Giới – Việt-Trung 1979-1989
http://www.tagvn.com/Lich-su-Viet-Nam/Hinh-anh-cuoc-Chien-tranh-Bien-Gioi-Viet-Trung-1979-1989/

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984 – Trên box “Giáo dục quốc phòng” của mạng Trái tim Việt Nam Online
http://www9.ttvnol.com/gdqp/476742.ttvn?v=2l6hron11120notpx0vi

Chuyên đề: 30 năm cuộc chiến biên giới trên BBC tiếng Việt
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/cluster/2009/02/090210_border_war_1979.shtml

BBC tiếng Việt

Cắm mốc biên giới mới cuối năm 2008 tại Cao Bằng. Ảnh: BBC tiếng Việt

Cái bệnh lười

Lâu lâu chạy vào “nhà” mình ngó một phát xem có ai “bêu riếu” gì không. Hoặc là xem có được bao nhiêu “khách” rồi. Có lần xem mấy cái thống kê của WordPress.com thấy có tháng blog của mình lọt vào “Top 100 Vietnamese blogs”. Ha ha … khiếp quá đi thôi!

Lazy Cat

Nghĩ đi nghĩ lại thấy mình lười kinh khủng. Đã “chót dại” lập ra cái blog rồi để đấy, không ngó ngàng gì, không chăm sóc gì. Thế này chẳng khác gì tán được một em xong để đấy làm người yêu hờ. Hờ hờ … so sánh thế đấy. Đúng thì đúng thật nhưng các em vào đây đọc có khi mình vỡ mồm 🙂

Chung quy lại là tại các bệnh lười. Lười kinh khủng. Lười đến mức nghĩ ra dào dạt đủ thứ trên đời, đủ thứ nghĩ suy, đủ thứ ngôn từ hay ho … xong đâu đấy cũng chẳng thèm viết lại, chẳng thèm type cho vào máy tính hay lên blog. Thế thì nghĩ làm quái gì nhỉ? Nghĩ lắm hao nơ-ron, tốn cà phê, tốn thuốc lá thôi! Nhiều khi thấy phí, quá phí!

Không biết y học hiện đại đã có thuốc nào chữa bệnh lười chưa? Hay thôi thì thuốc Nam cũng được. Kiểu thuốc nào mà uống vào sau đó mình hoạt bát hẳn lên. Mỗi khi cái đầu nghĩ gì là tay phải múa loạn xạ để ghi lại ấy. Thế thì mới khỏi phí công nghĩ, phí công uống cà-phê, phí công đốt thuốc …

Nhưng mà lỡ lúc mình nghĩ bậy thì sao nhỉ?