in Linh tinh - Hot Pot

Common Sense

Một số từ tiếng Tây khi nói bồi dùng rất nhiều nhưng ai đó bảo dịch ra tiếng Việt thì mình chưa chắc đã dịch được ra ngay. "Common sense" thuộc kiểu vậy. Lâu nay vẫn nghĩ sẽ cố lục xem từ này cắt nghĩa ra thế nào thì hợp lý.

Lục trên Internet một tí, hóa ra quả này khó dịch thật. Bác Nguyễn Xuân Long cắt nghĩa "common sense là …  common sense" (he he, mình nhiều lúc cũng trả lời rứa). "Đó là những mớ kiến thức căn bản thông thường trong cuộc sống, cần thiết cho sự sinh tồn và giao tiếp".

Các bạn trên Wiktionary dịch ra là "lẽ thường" nghe cũng hay nhưng có lẽ chưa đủ. Trên Wikipedia cũng có 1 bài về "common sense" nhưng mới chỉ có tiếng Tây, chưa có tiếng ta. Theo đó, "common sense" hàm ý bao gồm những gì đa số mọi người nhất trí là đúng hoặc sai theo "cảm giác" tự nhiên. "Common sense" tương ứng với những kiến thức, kinh nghiệm mà đa số mọi người được cho là phải có.

Theo định nghĩa kiểu từ điển thì "common sense" là "tri giác tốt" (good sense) và suy xét đúng đắn của mỗi cá nhân đối với những vấn đề thực tiễn. Nó không liên quan gì đến việc những người khác nghĩ gì hay cảm thấy như thế nào.

Ai dà, nói chung là vẫn hơi mông lung tí. Nhưng mà, khi ai đó được khen là "good common sense" thì có thể hiểu là người đó có hành xử, suy nghĩ tinh tế, đúng đắn, hợp lẽ. Còn bị chê là "no common sense" hoặc "having common sense problems" thì kẻ bị chê hẳn là vô duyên, có vấn đề về tư duy thông thường, hay quá ngố dưới mức bình thường. Kiểu đi đám ma mà cười nói tô hô chẳng hạn. Hoặc tự nhiên đi cãi nhau chuyện mặt trời mọc ở đằng đông. 

Theo mình, có "common sense" phổ quát và "common sense" khu biệt. Phổ quát theo nghĩa ai ai cũng phải có: vui thì cười, buồn thì méo xệ. Khu biệt nghĩa là các "chuẩn mực" hiểu biết, kinh nghiệm, hành vi phải có trong một nhóm nhất định – những "common sense" này có thể chỉ có ý nghĩa trong nhóm đó, khi ra khỏi phạm vi nhóm có khi thành "nonsense". Ví dụ như trong một tổ chức bảo vệ môi trường chẳng hạn, nếu có cô/chú nhân viên nào đó đưa ý tưởng nhập rác thải điện tử từ nước ngoài  về bán để tạo nguồn thu cho cơ quan thì rõ là "having no common sense".

Bệnh "thiếu common sense" viết ra thì tưởng bệnh Tây. Dưng mà mình gặp ở người Việt hơi bị nhiều.

12 Comments

  1. em nghĩ là dịch common sense là hiểu chuyện đời 🙂

  2. Thanks bài viết khá thú vị của bạn về ” CS” này, nói thật chứ hiểu nghĩa mà khó dịch thật đó :). hehe

  3. Tạm dịch là :” thói thường ”

  4. Tiếng Việt có đến hơn 60% là Hán Việt, nhưng một bộ phận giới trẻ có vẻ hơi kém. Mình nghĩ do khả năng tiếng Việt, hoặc do giáo dục của Việt Nam, hoặc do sách vở Việt Nam còn chưa được tốt.
    Từ common sense này đã được dịch nhiều ra hán Việt rồi, cả Nhật cả Trung Quốc và cả Việt Nam đều dùng như nhau. Cụ thể common sense = 常識 = phép tắc thông thường.
    Ví dụ: vứt rác lung tung mà cứ biện minh là tao đóng tiền tao cứ vứt, hát karaoke gần trường học …

  5. Common sense tran từ điển thì nó sẽ nằm ở mục: The ability that we behaves in a sensible way or the knowledge is sensible or reasonable: Nghĩa là Ý thức (khả năng) hay có lý, lý lẽ (mặt kiến thức).
    – a common-sense approach to a problem: hướng tiếp cận có lý tối thiểu đến vấn đề.
    – Use your common sense for once! Hảy dùng ý thức tối thiểu của mình ít nhất là 1 lần đi

  6. người nước ngoài hay nói câu You have no common sense -> Bạn không có ý thức

  7. Muốn dịch theo cách chữ cô đọng thì quả là khó thật. Nhiều chữ nước ngoài được dịch sang tiếng Hán Việt trước khi dịch sang tiếng Việt. Nhưng chữ 常識 trong comment của TheAnh Pham là chữ Tàu, không phải chữ Hán Việt. Mặt khác chữ “phép tắc thông thường” không hoàn toàn đúng nghĩa vì “sense” không có nghĩa là “phép tắc”.

    Tôi đề nghị dùng từ “cách ai cũng nên làm” – tuy từ này khá dài giòng! Nhờ mọi người góp ý để cải thiện; xin cảm ơn trước.

  8. Common sense = nhận biết thông thường, hành xử “phải đạo”

Comments are closed.