Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0: Hướng dẫn cách dành lại công sản

Đọc xong cuốn này vừa lúc Ủy ban Nobel trao giải Kinh tế năm nay cho Gs. Elinor Ostrom. Giới thiệu về giải Nobel Kinh tế năm nay và vấn đề quản lý công sản, xin đọc ở đây: http://www.thiennhien.net/news/193/ARTICLE/9757/2009-10-26.html

Chu_nghia_tu_ban_30

Mời bà con xem giới thiệu về cuốn này ở đây >>>

Có lẽ vấn đề quản lý và sở hữu công sản sẽ dần trở thành mainstream trong nghiên cứu, ứng dụng các lý thuyết kinh tế trong thời gian tới đây. Các dịch vụ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên (ở nghĩa rộng, không chỉ là khoáng vật với lâm sản, …) về lâu dài không thể miễn phí mãi được mà phải được tính vào trong chi phí. Như vậy mới có thể đảm bảo công bằng và công lý trong tiếp cận môi trường, sinh thái được.

Hanuman – Người mẫu Ấn Độ

Chàng  Hunaman đẹp trai posing cho mình chụp chân dung ở Sariska Wildlife Sanctuary (bang Rajasthan, Ấn Độ).

Tiger-Reserver-02

Tiger-Reserve-01

Tiger-Reserve-03

Ở các khu đền Hindu, các bạn Hanuman này sinh sống cực kỳ đông đảo. Anh bạn này sau một hồi làm mẫu thì phát cáu với mình – tí nữa thì đánh nhau to.

Ảnh chụp đầu năm 2008 bằng quả máy còi FZ 20 🙂 Hôm nay ngồi soát lại đống ảnh thấy mấy tấm chân dung này ngon quá nên post lên đây. Túm lại là mình chụp mẫu kiểu này lại đẹp hơn chụp mẫu gái mới chết chứ!

Không đề

Lâm Thị Mỹ Dạ

Em biết những lời yêu còn ở trong anh
Như ốc đảo xanh nằm trong sa mạc
Nhưng trước em anh lặng im như cát
Chính điều này làm em yêu anh.

Người Bình Xuyên

nguoibinhxuyen

Tác giả: Nguyên Hùng. Nxb Công an Nhân dân. 1988. Cuốn sách cũ của mình có nhiều ghi chú và gạch chân của chủ cũ rất thú vị. Chủ trước của cuốn sách có thể là một người trong cuộc, hoặc một nhà nghiên cứu am hiểu về phong trào kháng chiến chống  Pháp ở miền  Nam cũng như Bình Xuyên.

Đọc xong mới thấy ngày xưa đúng là “ra ngõ gặp anh hùng”!

Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội (Social Networking) là phương thức liên lạc, kết nối mới của thời kỳ hiện đại. Giải thích nhì nhằng e là khó hiểu. Có cách trình bày khái niệm này đơn giản hơn như sau:

Anh Cả – Brother Number One

Anh Cả – Lý lịch chính trị của  Pol Pot*. Tác giả: David P. Chandler, trước làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại  Căm-pu-chia. Ông này cũng đã từng làm tư vấn cho LHQ, làm ở Bộ Quốc phòng  Mỹ, và cả ở Tổ chức  Ân xá Quốc tế. Chán chê lại quay sang làm giám đốc nghiên cứu tại  Trung tâm Nghiên cứu  Đông Nam Á của ĐH Monash. Hiện giờ bác ấy chuyển sang nghề giáo tại ĐH Johns Hopkins.

Bác này viết nhiều sách về lịch sử Căm-pu-chia, đặc biệt thời kỳ khủng khiếp của đất nước này sau 1975 khi Khmer Đỏ lên nắm chính quyền. Với hiểu biết sâu sắc về lịch chế độ Khmer Đỏ cũng như các nhân vật lãnh đạo của chính thể này (đặc biệt là Pol Pot), bác  Chandler được mời làm chuyên gia tư vấn cho phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng của tập đoàn  Khmer Đỏ – hiện vẫn đang diễn ra. Hồi tháng Năm vừa rồi mình có may mắn dự một buổi xét xử của tòa án này, có dịp kể sau vậy.

Cuốn này đáng đọc để hiểu thêm về lịch sử nước láng giềng chúng ta. Bản thân các sự kiện cũng liên quan nhiều đến Việt  Nam, được dẫn chứng và phân tích chủ yếu dựa vào các sử liệu nước ngoài.

Không biết có nhà xuất bản nào dịch và in cuốn này không?

* Bản mình đọc in năm 2000 đã có một số sửa đổi, cập nhật hơn các bản trước.

Miễn phí mới tốt!

Có nhiều thứ phải miễn phí mới là hàng xịn :). Có ví dụ đàng hoàng kẻo lại bị nghi là nói bậy:

1. Nghe nhạc, chơi video đủ các dạng file là thằng VideoLAN. Chạy nhẹ nhàng, file kiểu gì cũng nhai tuốt. Tóm lại là tốt hơn mấy thứ củ chuối như Windows Media Player, Real Player, … cứ nhăm nhe đòi xiền.

Nhấn vào hình để vào trang tải về hoặc http://www.videolan.org/

2. Phần mềm phục vụ nghiên cứu, viết lách tài liệu khoa học: Mendeley. Em này cũng miễn phí. Đang phát triển ở giai đoạn Beta nên nghi là khi có nhiều khách em cũng sẽ thu xiền. Dùng cũng gọn, nhẹ. Thay thế quá tốt cho EndNote – phần mềm thương mại mà xấu hoắc. Giao diện Mendeley đẹp. Tương thích các chuẩn file citation phổ biến. Nếu muốn chuyển từ EndNote sang cũng đơn giản – xuất toàn bộ cơ sở dữ liệu ra file XML hoặc Text rồi import vào Mendeley.

Em này hay ở chỗ cho lập profile trên web của nó và có khả năng kết nối với các thành viên khác, chia sẻ dữ liệu, … dạng mạng xã hội. Dữ liệu ở máy tính có thể đồng bộ rất đơn giản với dữ liệu online, giúp tránh mất mát khi thay máy tính, cài lại hoặc đầu óc rơi vào 1 phút ngu định kỳ hàng ngày!

Em này có pluggin cho FireFox nên khi đọc tài liệu trên mạng có thể import phần citation vào luôn cơ sở dữ liệu. Nói chung là ĐƯỢC!

Nhấn vào hình trên hoặc vô đây: http://www.mendeley.com/

Học ngoại ngữ online

Cái trang này cho học ngoại ngữ trực tuyến. Mình đã thử qua và thấy rất hay. Vài nhận xét cơ bản:

  1. Nhiều thứ tiếng để học: Hiện tại có 27 ngôn ngữ khác nhau, từ Anh, Ý, Bồ, Nga ngố, Pháp, Nhật, Tung Của, v.v.
  2. Dễ học vì toàn dùng hình ảnh. Nếu biết tiếng Anh rồi thì học sang các tiếng khác dễ – có giải nghĩa từ mới bằng tiếng Anh (nếu mà dốt đến mức nhìn hình ảnh không biết đó là cái gì, he he).
  3. Giáo trình y hệt cho tất cả các thứ tiếng – như vậy nếu kiên nhẫn học ngon lành cành đào một thứ tiếng, sau đó học sang cái mới rất dễ: cấu trúc bài, hình ảnh, tuần tự y xì phooc
  4. Chú trọng đến dạy hội thoại. Từ mới có thể nghe đi nghe lại nhiều lần. Có các phần đọc từng câu để người học quen với ngữ điệu (hic, giờ luyện lại ngữ điệu Nga Ngố cứ như hát :).
  5. Có thể học theo kiểu đôi bạn cùng tiến: kiếm bạn học cùng để dắt nhau tiến bộ. Mỗi bài có phần luyện nói và viết có thể nhờ cộng đồng sửa, chấm, … Có cái hay là mình có thể đọc, hệ thống ghi lại và upload lên web để bà con khác thưởng thức, ném đá, góp ý, …

    Tóm lại, ý tưởng học ngoại ngữ online này rất hay và quý giá – đơn giản vì nó miễn phí. Muốn ngon hơn thì nộp xiền, sẽ có gia sư riêng hỗ trợ việc học.

    Mình đang thử chơi trội bằng cách ôn lại Nga Ngố, tập tọe tiếng Pháp Lố, và thử tiếng Ý: Io sono un uomo. Ghê răng chưa?

    Nhập học bằng cách nhấn vào cái hình logo trên đầu post hoặc đây: www.livemocha.com Phải đăng ký thành viên mới học được.

    Thời gian cong

    Mốt mai gặp gỡ nơi xa ấy
    Còn nhớ kiếp nào biết tên nhau?
    Thời gian phai nhạt bao niềm ước
    Nhuốm bạc tóc xanh những mái đầu

    Mốt mai còn nhớ ngày xưa ấy
    Duyên kiếp cho mình biết yêu nhau

    in Soul | 67 Words